Khám thai các tuần cuối cùng là việc làm hết sức quan trọng với mỗi thai phụ. Đây là thời điểm định hình và xác định rõ vị trí thai, mức độ phát triển toàn diện của thai cũng như các nguy cơ tiềm tàng có thể xẩy ra trong quá trình sinh nở. Qua thăm khám, các bác sĩ sẽ có lời khuyên đúng đắn với thai phụ để chuẩn bị chu đáo nhất cho lần vượt cạn sắp đến.
Các tuần cuối của chu kì thai là thời điểm thai nhi có sự phát triển nhanh nhất. Thời điểm này hầu hết các bộ phận của thai nhi đã hoàn thiện, đặc biệt là bộ não có sự phát triển vượt bậc. Sự thay đổi và hoàn thiện rất nhanh chóng trong cơ thể em bé lúc này liên quan mật thiết đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, cần có sự theo dõi và giám sát chặt chẽ của bác sĩ. Theo đó, phụ nữ mang thai cần được thăm khám 1 tuần một lần cho đến khi sinh. Ở những trường hợp chẩn đoán sinh khó, thai phụ cần thăm khám kỹ càng và thường xuyên hơn.
Khám thai các tuần cuối thường có ý nghĩa như sau:
- Siêu âm: Đánh giá sự phát triển của bào thai, phát hiện kịp thời bất thường của thai nhi, lượng nước ối, xác định vị trí bánh nhau, độ trưởng thành bánh nhau.
- Thử nước tiểu: Giúp kịp thời phát hiện bệnh lý tiền sản giật và những biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ.
- Đo bề cao tử cung, thăm khám cổ tử cung, đánh giá độ dài và độ mở của cổ tử cung để kịp thời chẩn đoán và điều trị sớm dọa sinh non.
- Đo biểu đồ tim thai, cơn gò, đặc biệt ở những thai kỳ có các nguy cơ cao như tiểu đường, tiền sản giật, dọa sinh non, chuyển dạ sinh non.
- Đặc biệt, ở các tuần cuối thai kỳ, khi sản phụ thấy các triệu chứng như: nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt, đau thượng vị, đau bụng từng cơn, ra huyết âm đạo… cần phải nhập viện ngay.
Bên cạnh việc thăm khám tại các cơ sở y tế, các bà mẹ cũng cần tự khám thai hằng ngày, theo dõi và phát hiện những bất thường có thể xẩy ra để nhanh chóng đến bệnh viện xử lý kịp thời. Ở các tuần cuối, phụ nữ mang thai cần lưu ý:
- Đếm cử động thai mỗi ngày 3 lần.
- Học cách thở khi sinh, tập các bài tập có ích để quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn.
- Ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước tránh táo bón.
- Tiếp tục bổ sung canxi, viên sắt, viên đa sinh tố và chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, cân đối.
- Chuẩn bị vật dụng cần thiết cho mẹ và bé sau sinh.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC
Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Email: contact@thucuchospital.vn
Điện thoại: 04 383 55555/ Hotline: 0904 97 0909
Tổng đài hỗ trợ: 1900 558896
Website: http://sanphukhoa.info.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét